Tết cổ truyền chính là dịp để người Việt dành cho nhau sự
quan tâm đặc biệt nhất. Đây không chỉ là dịp hiếm có trong năm để những người
con xa xứ được trở về quê hương đoàn tụ cùng gia đình, Tết còn là dịp để người
Việt bày tỏ lễ nghĩa thông qua hàng ngàn cách thức khác nhau.
1."Làm mới" những thức quà truyền thống:
Những món quà truyền thống như bánh mứt kẹo, cành đào, cây
quất, các loại cây cảnh…bao giờ cũng chiếm phần lớn thị phần người mua. Để
tránh tạo ra cảm giác nhàm chán cho người nhận khi những món quà đó đã trở nên
quá quen thuộc, chúng ta nên "làm mới" những thức quà này.
Những lời chúc Tết đầu tiên bao giờ cũng bắt đầu bằng từ “mạnh
khỏe”. Thế thì tại sao bạn không tạo sự khác biệt cho món quà tết của mình bằng
những sản phẩm chăm sóc cho sức khỏe, thay vì rượu bia, thuốc lá xịn hay bánh
ngọt – “kẻ thù” của nhiều bệnh mãn tính hiện nay? Chính vì sức khỏe luôn được
coi là một tài sản vô giá của mỗi người, vậy nên, khi được tặng những món quà
này, người mua sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng. Món quà tết do đó cũng sẽ trở nên
ý nghĩa hơn bội phần.
> gấu bông đôi tại Hà Nội
Nếu người được tặng là nam, có thể có rất nhiều lựa chọn
khác nhau. Hay uống bia rượu – tặng các viên giải rượu và thuốc bổ gan như
Voskyo, Linh Can Khang, Lutria Liver and Kydney Support... Tiểu đường, huyết áp
(khả năng mắc các bệnh này rất cao ở nam giới) thì có các loại tảo xoắn như
Blubio, các loại trà như Giảo cổ Lam, Hộ Tạng Đường... Nếu là nữ sẽ quan tâm
nhiều đến sắc đẹp, hình thể và sự trẻ trung. Các sản phẩm collagen như Lactaut
giúp căng da mượt tóc, vitamin E chống lão hóa, các loại trà giảm béo, hạ
cholesterol … đều rất thông dụng đối với nhiều người. Còn có thể hướng đến đối
tượng là bố, mẹ, ông bà của người được tặng. Người già thường đối mặt với các bệnh
thoái khóa khớp, đau cột sống, huyết áp và tiểu đường. Tùy theo từng người mà
có thể lựa chọn những món quà “không thể từ chối được” dành cho người mình muốn
tri ân, hay chính những người thân của họ.
Trong dịp Tết, người ta cũng thường tặng nhau tranh dân
gian. Bức tranh Đông Hồ có cảnh đàn gà con quây quần quanh mẹ là lời chúc bình
an vô sự, con đàn cháu đống của người tặng. Bức tranh có đàn lợn béo thay lời
chúc cuộc sống sung túc. Đây là những món quà không quá mới mẻ trên thị trường
quà tặng, tuy nhiên nó vẫn có thể tạo ra những hiệu quả bất ngờ đối với người
được tặng.
2.Độc – hiếm – lạ:
Những năm trở lại đây, dường như đã quá “bội thực” với những
thứ quà tết cầu kỳ, đắt đỏ ở các thành phố lớn, nhiều người đã cất công lặn lội
về tận những vùng quê xa xôi để lùng những thức quà đặc sản. Nắm bắt được xu hướng
này, nhiều vùng miền cũng đã tự tung ra những thứ quà “lạ” để hút người mua
trong dịp Tết.
Có thể kể đến một số loại đặc sản được giới sành ăn, chơi
tìm mua làm quà biếu ví như rượu Làng Vân; gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn; dưa hấu
hình thỏi vàng có thêm chữ Phúc trên quả dưa giá từ 2 đến 5 triệu đồng/cặp; bưởi
Năm Roi; bưởi Diễn; chè Thái Nguyên loại ngon; chè Tuyết Sapa đặc sản vùng Tây
Bắc, cây chè được trồng trên những đỉnh núi cao nhất, hứng giọt sương đầu tiên
khoảng 200 nghìn cân; chè cung đình Huế. Gạo nếp cái hoa vàng chỉ được trồng
vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch hàng năm. Sở dĩ có tên nếp cái hoa
vàng bởi khi lúa trổ đòng, phấn hoa màu vàng. Nếp cái hoa vàng còn được coi như
mẹ của các loại lúa. Gạo được chế biến thành xôi, bánh chưng, rượu…
Người miền Bắc không ít người biết đến “danh tửu” xứ Bắc Hà.
Làng Vân Hà – Việt Yên – Bắc Giang nổi tiếng với nền tảng văn hóa cổ và nghề nấu
rượu. Bất kỳ ai sành đặc sản vùng Kinh Bắc cũng đều muốn mua rượu Làng Vân vè
làm quà. Rượu Làng Vân từng là lễ vật dâng lên vua, chúa dùng trong các buổi yến
tiệc tại cung đình.